>>>> Ông bố xây nhà bằng 2000 gói mì tôm cho con
Nuôi dưỡng đam mê
Chủ nhân của những tác phẩm nghệ thuật độc – lạ này là ông Lê Văn Nghĩa (tự Bảy Nghĩa, 61 tuổi ngụ ấp Hưng Lợi Đông, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Chẳng qua trường lớp, nhưng ông Nghĩa quyết tâm chinh phục đam mê từ tấm bé. Không người hướng dẫn, nhưng bằng sự yêu thích của bản thân và vốn kiến thức tích góp do tự tìm hiểu, ông chọn cách thổi hồn vào những bức tranh với chất liệu từ vỏ tràm, rồi dần đến lá sen, để thỏa lòng đam mê.
Với 2 năm bén duyên với tranh lá sen, ông Nghĩa đã làm ra hàng trăm bức tranh vô cùng đẹp mắt, dù ở bất kỳ thể loại nào, từ tranh phong cảnh cho đến tranh chân dung. Ảnh: M.A.
Trò chuyện với Dân Việt, ông Nghĩa chia sẻ: “Tôi làm tranh vỏ tràm được vài tháng, bạn bè cũng khen, nhưng tôi nghĩ lá sen mới là đặc trưng của Đồng Tháp, nên tôi chuyển sang dòng tranh làm từ lá sen. Bước đầu cũng gặp nhiều khó khăn, tôi làm thành hình rồi nhưng tranh chuyển màu phải bỏ, cứ làm rồi bỏ nhiều lần”.
Nói về đam mê của mình, ông Bảy cho biết lúc nhỏ do quá thích nên ông đã học lómtừ phòng tranh của những họa sĩ vẽ tranh sơn dầu. Đến năm 1982 ông đi bộ đội, trong suốt thời gian đó, ông được đơn vị giao họa hình các anh hùng liệt sĩ, anh hùng quân đội, Mẹ Việt Nam anh hùng…để tặng cho các gia đình chính sách. Nhờ đó,tay nghề vẽ tranh chân dung ngày càng được nâng cao.
>>>> Cập nhật thông tin về sao Việt : sao chuyen dong cung sao
Từ lá sen, ít ai nghĩ rằng có thể tạo ra được những bức tranh sống động như vậy. Ảnh: M.A.
Khi xuất ngủ trở về, ông đành bỏ dở đam mê nghệ thuật để theo nghề mộc gia truyền của gia đình.Cách đây 3 năm, ông đã bắt đầu lại với việc làm tranh.
Hưởng trái ngọt từ sự cần mẩn
Với ông Nghĩa, tranh không đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật, mà còn chứa đựng cái tâm của người làm ra chúng. Để làm được điều đó, ban đầu người họa sĩ tay ngang này cũng gặp nhiều khó khăn.
Lá sen nếu để tự nhiên rất khó bảo quản và dễ ẩm mốc, vì thế đa phần những tác phẩm làm ra sau một thời gian điều bị biến dạng. Không vì thế mà bỏ cuộc, ngày ngày ông Nghĩa vẫn miệt mài nghiên cứu để tìm ra công thức tối ưu nhất.
Ông Nghĩa dành nhiều thời gian nghiên cứu để có được công thức làm tranh từ lá sen tối ưu. Ảnh: M.A.
Theo ông Nghĩa, để làm được một bức tranh từ sen phảitrải qua8 công đoạngồm: Chọn lá sen;phơi nắng, phơi sương;cắt, xé,ủi lá;phân loạimàu;phát thảotrên giấy;cố định lá sen lên nềnbằng keo sữa;phơi khô chỉnh sửa lần cuối; xịt thuốc chống côn trùng, mối, mọt, móc, mục;phủlớp keo mỏng để giữ cố định từng chi tiết.
Tận dụng tất cả các bộ phận từ lá sen, ông Bảy Nghĩa đã làm ra nhiều bức tranh đẹp mắt.Ảnh: M.A.
“Trước hết, hái lá sen về phơi một nắng, tối lại nó hơi mềm thì tôi lấy kéo cắt ra rồi trải lá cho thẳng, khi nào lá không thẳng mình phải cắt làm 3-4 phần, phơi không thẳng nữa thì phải ủi. Sau khi phơi 3 nắng, đến ngày thứ 4 thì sẽphơi cả nắng lẫn sương đêm để tạo sự đàn hồi” - ông Nghĩa cho biết.
Cũng theo ông Nghĩa, lá sen được chọn thường là những lá già, đã chuyển màu xanh đậm hoặc sẫm. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng những lá sen khô tự nhiên để lấy gân sen làm tranh. Lá khi đem về phải được phơi nắng, phơi sương đến khi lá chuyển sang màu nâu, sờ vào thấy lá khô nhưng vẫn còn chút đàn hồi là có thể sử dụng.
Có 4 loại tranh cơ bản: Tranh từ các mảng lá sen, tranh từ gân sen, tranh từ các vụn của lá sen và tranh hỗn hợp. Ảnh: M.A.
Những bức tranh hoàn thiện qua bàn tay của ông Nghĩa. Ảnh: M.A.
Ở công đoạn cắt để tạo hình và ủi, người làm cần phải thật tỉ mỉ, bởi chỉ cần cân chỉnh nhiệt độ không phù hợp, hay ủi quá mạnh thì gân lá sẽ không nổi lên, nếu nhẹ tay thì lá sẽ co trở lại khó dán cố định vào tranh. Chẳng hề có định lượng hay công thức nào, chủ yếu dựa vào cảm nhận của người làm. Nhưng cái khó nhất phải kể đến khâu phát thảo và tạo hình. Tùy theo hình dáng bức tranh mà ông Nghĩa chọn chất liệu như: Gân lá, mảng lá, hay các vụn lá sen để tạo tác cho phù hợp.
Nét độc đáo của tranh từ lá sen là ở chỗ không dùng sơn màu, mà chỉ dựa những họa tiết tự nhiên từ lá sen cùng những tông màu ít ỏi vốn có như: Nâu đen, nâu, vàng, vàng nhạt, ngà,…để tạo ra một bức tranh hoàn thiện.
Giá bán mỗi bức tranh cũng dao động từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Ảnh: M.A.
Chia sẻ với Dân Việt, ông Hồ Chí Dũng (TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), cho biết: Lần đầu tiên đến với phòng tranh của anh Bảy Nghĩa tôi rất bất ngờ. Tôi không nghĩ rằng với chất liệu rất phổ biến và mộc mạc của sứ Đồng Tháp là lá sen, qua bàn tay của anh Bảy Nghĩa đã có những bức tranh rất sống động, những hình ảnh rất đậm nét quê hương”.
Do cần độ tỉ mỉ cao, cũng như tùy thuộc vào mỗi chủ đề của từng bức tranh, để hoàn thiện mỗi bức mất ít nhất từ 3 - 15 ngày. Mỗi bức tranh cũng rất bền vì được xử lý cẩn thận từng chi tiết nhỏ nhất.
>>>> NSND Hoàng Cúc - Những chuyện chưa từng kể của 'Tướng về hưu'