3 loại củ mọc mầm dưỡng chất tăng gấp bội, 4 loại khác tuyệt đối không được ăn kẻo ngộ độc

02/04/2021 03:2
Một số loại củ mọc mầm không gây hại cho sức khỏe mà còn cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng vậy.

>>>>>>> Uống cola thường xuyên giúp ngăn ngừa sỏi thận? Hãy xem các chuyên gia nói gì

3 loại củ mọc mầm dưỡng chất tăng gấp bội

Tỏi mọc mầm

Khi thấy tỏi mọc mầm, bạn vẫn có thể sử dụng nếu chúng không bị đổi màu hoặc mốc. Nghiên cứu của Đại học Quốc gia Kyungpook, Hàn Quốc cho thấy, tỏi mọc mầm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn so với tỏi tươi và đạt đỉnh vào ngày thứ 5 sau khi mộc mầm. Ngoài ra, tỏi mọc mầm có hàm lượng dinh dưỡng vượt trội cả về lượng chất xơ, vitamin A, C... Người không quen ăn tỏi có thể ăn mầm tỏi nhưng khi chế biền cần lưu ý không nấu quá chín.

3 loại củ mọc mầm dưỡng chất tăng gấp bội, 4 loại khác tuyệt đối không được ăn kẻo ngộ độc

Đâu nành nảy mầm

Bản thân hạt đậu nành có giá trị dinh dưỡng tương tối cao nhưng lại chứa cả các chất cản trở quá trình hấp thụ và sử dụng dưỡng chất của cơ thể. Sau khi nảy mầm, các chất gây cản trở này bị phân hủy, làm tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng. Về hương vị, đậu này nảy mầm được đánh giá là thơm ngon hơn, không gây trướng bụng sau khi ăn, thích hợp với cả những người tiêu hóa kém. thời gian gieo trồng đậu nành nảy mầm khá nhắng, chỉ cần mầm nhỏ hơn nửa cm là có thể dùng được.

Đậu Hà Lan nảy mầm

Mầm đậu Hà Lan cũng là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Nó chứa hàm lượng carotene cao, có thể lên tới 2700 microgram/100 gram. Trong khi đó, hàm lượng caroten của các loại rau quả thường chỉ dưới 100 microgram/100 gram.

4 loại củ mọc mầm không tốt đối với sức khỏeKhoai tây

Khoai tây mọc mầm là thực phẩm chúng ta không nên ăn vì nó chứa một lượng lớn solanin - một loại độc tố có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Ngộ độc solanin có thể gây rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn) và các vấn đề về thần kinh (đau đầu, chóng mặt, ảo giác, tê liệt, giãn đồng tử...).

Hàm lượng solanin trong mầm khoai tây có thể đạt mức 1,34g/kg, cao hơn nhiều so với trong ruột (0,04-0,07g/kg) hoặc trong vỏ (0,03-0,05g/kg). Đặc biệt độc tố này khó phân hủy ở nhiệt độ cao nên dù bạn đã nấu chín thì chất độc vẫn tồn tại.

3 loại củ mọc mầm dưỡng chất tăng gấp bội, 4 loại khác tuyệt đối không được ăn kẻo ngộ độc

Gừng

Gừng bị nẫu hoặc mọc mầm dù vẫn còn vị cay nhưng không tốt cho người sử dụng vì chúng sản sinh ra chất lưu huỳnh trong quá trình chế biến. Chất độc trong gừng mọc mầm và gừng dập nát có thể gây hại cho gan, kiến các tế bào gan bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến khả năng bài tiết.

Lạc

Khi lạc mọc mầm, lượng dinh dưỡng giảm xuống rất thấp. Không những thế, lượng nước tăng cao khiến lạc dễ bị nấm mốc, gây độc cho người sử dụng. Do đó, bạn nên bảo quản lạc ở nơi khô ráo; nếu thấy lạc đã mọc mầm tốt nhất không nên sử dụng.

Khoai lang

Khoai lang mọc mầm không độc như khoai tây nhưng lượng tinh bột giảm đi. Ngoài ra, nếu thấy khoai lang nảy mầm kèm đốm nấu, đốm đen trên vỏ thì khôgn nên ăn. Đó là khoai đã bị niễm bệnh đóm đen. Khoai lang như vậy vừa có hương vị không ngon mà khi nấu chín lượng độc tố vẫn không bị loại bỏ. Nếu ăn phải có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc làm tổn thương chức năng gan.

>>>>>>> Xem thêm : Bài viết về sức khỏe tại hau truong báo ngoisao.vn

 

Theo xahoi.com.vn

3 loại củ mọc mầm dưỡng chất tăng gấp bội, 4 loại khác tuyệt đối không được ăn kẻo ngộ độc - Sức Khỏe